10 điều nên làm khi thất nghiệp
05-10-2012 10:04 GMT+7
Khoảng thời gian thất nghiệp không chỉ khiến bạn cảm thấy sốt ruột, chán nản mà còn tạo một “lỗ hổng” trong CV khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ khả năng của bạn.
|
Làm việc bán thời gian/ tạm thời
Những công việc này không chỉ giúp bạn có thu nhập, học thêm kỹ năng mới mà còn cho mọi người thấy bạn có khả năng làm những gì. Theo Andy Teach, tác giả cuốn sách Từ giảng đường tới công ty: Hướng dẫn thăng tiến trên con đường sự nghiệp: "Nếu bạn làm tốt công việc của mình, dù chỉ là tạm thời, người thuê bạn có thể ấn tượng và đề nghị hoặc giới thiệu cho bạn một công việc toàn thời gian”.
Tham gia các khóa học
Học luôn là giải pháp an toàn và hiệu quả khi thất nghiệp. "Bạn không bao giờ ngừng học trong sự nghiệp của mình, được trang bị kiến thức càng tốt bạn càng có thêm nhiều cơ hội. Ngoài ra, khi tham gia các khóa học, bạn còn chứng tỏ rằng bạn nghiêm túc với công việc và muốn đầu tư thật tốt cho nó. Một lợi ích khác nữa của các khóa học là mở rộng mạng lưới quan hệ”, Teach nói.
Làm công việc tình nguyện
60% nhà tuyển dụng tham gia một cuộc khảo sát gần đây của trang CareerBuilder cho rằng công việc tình nguyện giúp bạn làm tăng giá trị của mình trên thị trường lao động. Teach chia sẻ: "Khi tình nguyện làm gì đó, bạn cho nhà tuyển dụng biết về con người mình. Nó chứng tỏ bạn nhiệt tình và quan tâm giúp đỡ người khác, rằng tiền bạc không phải là điều quan trọng nhất với bạn. Các công ty tìm kiếm những người không chỉ biết hoàn thành công việc mà còn phải có tính cách đặc trưng và lòng tự trọng”.
Khởi nghiệp kinh doanh riêng
Kinh doanh riêng đòi hỏi bạn phải tốn kém tiền bạc và thời gian. Nhưng không có nghĩa là bạn phải thành lập một công ty riêng, thuê nhân sự, đầu tư trang thiết bị… Đó có thể đơn giản chỉ là bán hàng online hay thực hiện ý tưởng kinh doanh với quy mô nhỏ bạn muốn thực hiện từ khi còn ngồi ghế nhà trường. Trong khi đó, bạn vẫn tiếp tục tìm kiếm công việc toàn thời gian mơ ước của mình. Nếu có đủ điều kiện làm việc này, bạn sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm, kỹ năng mới, "làm đẹp” cho CV để chinh phục nhà tuyển dụng.
Viết blog
Tất nhiên, thông tin trên blog phải chuyên nghiệp, liên quan tới lĩnh vực của bạn chứ không phải là những lời than vãn về tình trạng thất nghiệp hiện tại. Qua đó, bạn sẽ thể hiện cho mọi người thấy sự hiểu biết, cảm xúc của mình với công việc mình đam mê.
Chú ý tới những lĩnh vực "hot”
Cơ hội việc làm ở những lĩnh vực "hot” sẽ rộng hơn. Theo nghiên cứu của CareerBuilder, những lĩnh vực được quan tâm nhiều nhất hiện nay bao gồm: công nghệ thông tin, kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe, bán hàng, dịch vụ hậu mãi… Dù bạn không thuộc những lĩnh vực đó nhưng sẽ có công việc trong đó nhiệm vụ, trách nhiệm phù hợp với kinh nghiệm, kỹ năng và sở thích của bạn.
Lên ý tưởng
Trong thời gian thất nghiệp, bạn có thể suy nghĩ về những ý tưởng có thể áp dụng cho công ty tương lai của mình như ý tưởng marketing sản phẩm mới, chiến lược thu hút khách hàng, ý kiến giúp tiết kiệm chi phí… Và khi tham gia cuộc phỏng vấn, hãy trình bày chúng với nhà tuyển dụng. Dù có thể những ý tưởng đó "kỳ lạ” và không được áp dụng nhưng nhà tuyển dụng sẽ nhận thấy sự nổi bật của bạn qua lòng nhiệt huyết, niềm hứng khởi và nghiêm túc với công việc/công ty.
Xây dựng mạng lưới quan hệ
Mạng lưới quan hệ là yếu tố quan trọng trong sự phát triển nghề nghiệp và nó đặc biệt cần thiết khi bạn đang tìm việc. Một CV tới tay nhà tuyển dụng trực tiếp từ một người làm việc trong công ty sẽ dễ được chú ý hơn. Do đó, hãy cho bạn bè, người thân và các mối quan hệ nghề nghiệp khác biết bạn đang tìm việc và đề nghị sự giúp đỡ tìm kiếm kết nối tới công ty bạn quan tâm.
Chuẩn bị CV kỹ lưỡng
Chuẩn bị và gửi CV là việc làm hằng ngày của người thất nghiệp. Nhưng lưu ý rằng khi chuẩn bị CV, bạn nên nghiên cứu thật kỹ thông tin tuyển dụng và sử dụng từ khóa liên quan. Các chuyên gia của CareerBuilder cho biết hầu hết nhà tuyển dụng sử dụng bộ lọc điện tử để lọc và phân loại ứng viên. Thế nên, hồ sơ của bạn sẽ lọt vào "mắt xanh” của nhà tuyển dụng nếu có những từ khóa quan trọng họ dùng trong tin tuyển người.
"Tấn công” nhà tuyển dụng sau cuộc phỏng vấn
Theo nghiên cứu của CareerBuilder, có tới 2/3 nhân viên cho biết họ không "tấn công” nhà tuyển dụng sau khi đã gửi CV. Vì vậy, nếu bạn là một trong số ít còn lại gửi thư cảm ơn và thể hiện sự quan tâm của mình tới công việc/ công ty, bạn sẽ "ghi điểm” với nhà tuyển dụng và tạo lợi thế cho mình.
- Giám sát thi công Công Ty Cổ Phần Nội Thất Mộc Xinh
- Nhân viên bóc tách, dự toán công trình Công Ty Cổ Phần Nội Thất Mộc Xinh
- Kế toán tổng hợp Công Ty TNHH Cách Âm Cách Nhiệt Phương Nam
- Nhân viên kinh doanh Công Ty TNHH Cách Âm Cách Nhiệt Phương Nam
- Nhân viên kế toán thuế Công Ty TNHH Xây Lắp Trung Tây Nguyên
- Nhân viên bảo trì điện Công Ty TNHH SX-TM-DV Tân Tường Khang
- Nhân viên bảo trì cơ khí Công Ty TNHH SX-TM-DV Tân Tường Khang
- Nhân viên tư vấn tài chính Công Ty Cổ Phần Kiến Trúc Nội Thất Xây Dựng AIC
- Chuyên viên kinh doanh Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Quảng Cáo Gia Đức
- Nhân viên lập trình CNC, máy phay Công Ty TNHH Hưng Dụ