"Chiến thuật" đề nghị tăng lương
21-12-2010 09:35 GMT+7
Khi công ty thực hiện chính sách cắt giảm nhân sự, bạn chấp nhận làm thêm giờ cũng như thêm các trách nhiệm khác mà không phàn nàn.
Ảnh: Careerstructure.com |
Robert Barnett - một thành viên kỳ cựu của công ty luật danh tiếng William & Connolly (Mỹ) - cho rằng bạn hoàn toàn có thể làm như vậy. Ông cũng đưa ra một số lời khuyên sau khi đề nghị tăng lương:
Đừng chờ đợi tới khi nền kinh tế phục hồi
Nếu bạn định chờ đợi tới những ngày nền kinh tế ổn định và công ty phát triển, có lẽ bạn sẽ phải đợi một thời gian dài. Hãy chủ động tạo bước tiến khi bạn có thể chứng minh rằng mình xứng đáng được tăng lương, đó là dẫn chứng cụ thể về thành công bạn đạt được hay những ngày cuối tuần bạn phải làm việc.
Lựa chọn đúng thời điểm
Hầu hết các công ty đều có một vòng quay ngân sách nhất định, hãy tìm hiểu cụ thể về nó. Bạn nên nói với sếp về vấn đề này 2 tháng trước khi công ty ra quyết định tăng lương, chứ không phải sau đó 2 tuần.
Đừng nói chuyện vào chiều thứ sáu hoặc trước kỳ nghỉ bởi sếp có thể quên mất vấn đề này sau vài ngày nghỉ. Và cũng đừng yêu cầu tăng lương khi công ty đang gặp khủng hoảng, kể cả là khủng hoảng tài chính hay về nội bộ, nhân sự, lãnh đạo…
Chuẩn bị
Hãy chuẩn bị những lý do tốt nhất cho nhu cầu tăng lương của bạn, như bạn đã làm việc chăm chỉ ra sao, bạn đã đóng góp những gì cho công ty, tầm ảnh hưởng lớn của bạn tới những người khác… Bạn cũng nên tìm hiểu về hệ thống trả lương, cách thức ra quyết định của cấp trên. Hãy chuẩn bị để sẵn sàng thảo luận cởi mở với sếp về vấn đề này.
Yêu cầu sự giúp đỡ chứ không phải tiền bạc
Cách tiếp cận sếp tốt nhất là đề nghị sự giúp đỡ hơn là trực tiếp yêu cầu về tiền bạc. Hãy nói một cách lịch sự rằng: "Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của anh/chị về những điều tôi cần làm để có thể được tăng lương”.
Hầu hết mọi người đều thích người khác ca ngợi và coi là người cố vấn thông thái, sếp bạn cũng không phải ngoại lệ. Vì vậy, hãy dựa vào xu hướng đó.
Tiếp tục "đấu tranh” nếu không thành công
Nếu bạn không thành công, đừng thể hiện sự tiêu cực như "dọa” bỏ việc nếu bạn chưa có một nơi khác để đi. Hãy tiếp nhận sự thật bằng thái độ thân thiện. Thành công và may mắn sẽ đến với bạn vào lần tiếp theo.
- Giám sát thi công Công Ty Cổ Phần Nội Thất Mộc Xinh
- Nhân viên bóc tách, dự toán công trình Công Ty Cổ Phần Nội Thất Mộc Xinh
- Kế toán tổng hợp Công Ty TNHH Cách Âm Cách Nhiệt Phương Nam
- Nhân viên kinh doanh Công Ty TNHH Cách Âm Cách Nhiệt Phương Nam
- Nhân viên kế toán thuế Công Ty TNHH Xây Lắp Trung Tây Nguyên
- Nhân viên bảo trì điện Công Ty TNHH SX-TM-DV Tân Tường Khang
- Nhân viên bảo trì cơ khí Công Ty TNHH SX-TM-DV Tân Tường Khang
- Nhân viên tư vấn tài chính Công Ty Cổ Phần Kiến Trúc Nội Thất Xây Dựng AIC
- Chuyên viên kinh doanh Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Quảng Cáo Gia Đức
- Nhân viên lập trình CNC, máy phay Công Ty TNHH Hưng Dụ